Trang này chỉ dành cho mục đích thông tin. Một số dịch vụ và tính năng có thể không khả dụng ở khu vực pháp lý của bạn.

Giải Thích Death Cross: Một Chỉ Báo Quan Trọng Trong Crypto

Để trở thành một nhà giao dịch thành công trên thị trường tiền điện tử, các nhà giao dịch phải có khả năng phát hiện ra các xu hướng thị trường nhất định trước khi chúng phát triển. Để đạt được điều này, các nhà giao dịch phải dựa vào hai loại phân tích. Cái đầu tiên được gọi là phân tích cơ bản, liên quan đến tâm lý thị trường và các yếu tố tác động đến tâm lý thị trường. Thứ hai là phân tích kỹ thuật, tập trung vào giá và khối lượng của tài sản.

Thông thường, phân tích kỹ thuật liên quan đến việc phát hiện các mô hình biểu đồ có thể báo hiệu điều gì sẽ xảy ra tiếp theo. Death cross là một mô hình phân tích kỹ thuật phổ biến thường thông báo về sự khởi đầu của một thị trường giá xuống hoặc xu hướng giảm. Bài viết này sẽ đi sâu giải thích death cross là gì, death cross cho bạn biết điều gì và làm thế nào để phát hiện death cross.

Death Cross là gì?

Để hiểu death cross là gì, trước tiên chúng ta phải giải thích các đường trung bình động (MA). Đường trung bình động là một đường được vẽ trên biểu đồ giá để đo lường giá trung bình của một tài sản trong một khoảng thời gian cụ thể. Ví dụ, đường trung bình động 50 ngày đo lường giá trung bình của một loại tiền điện tử trong 50 ngày qua. Bắt nguồn từ các thị trường tài chính khác, các đường trung bình động là một công cụ thường được sử dụng trong phân tích kỹ thuật tiền điện tử.

Chúng ta có thể bắt đầu nhận thấy các mẫu biểu đồ dựa trên đường trung bình động khi xem biểu đồ giá tiền điện tử. Ví dụ, khi đường MA ngắn hạn cắt xuống dưới đường MA dài hạn sẽ thường tạo áp lực giảm đối với hành động giá. Trường hợp đặc biệt này được gọi là death cross, tạm dịch là “điểm cắt tử thần”.

Death Cross

Death Cross nói lên điều gì?

Death cross là tín hiệu cho thấy thị trường giá lên hoặc xu hướng tăng sắp kết thúc. Death cross được nhiều người coi là một tín hiệu giảm giá. Trong lịch sử, death cross đã xuất hiện nhiều lần trước các cuộc suy thoái kinh tế lớn.

Đó là lý do tại sao các nhà giao dịch và nhà đầu tư có xu hướng dựa vào các death cross để dự đoán xu hướng thị trường. Vậy nên, có thể nói, death cross là một công cụ phân tích kỹ thuật rất hữu ích vì nó cho biết khi nào một thị trường giá lên sắp kết thúc, thời điểm để bán và kiếm lời trước khi giá giảm.

Cách phát hiện Death Cross?

Death cross thường có ba giai đoạn.

1. Lead-Up

Giai đoạn đầu tiên là khi hành động giá hợp nhất sau một đợt tăng giá lớn. Đôi khi, giá có thể bùng phát và tiếp tục đi lên. Tuy nhiên, trong hầu hết các kịch bản, giá thay đổi đột ngột và bắt đầu giảm. Đây là giai đoạn củng cố, và là manh mối đầu tiên cho thấy một điểm cắt tử thần sắp xảy ra. Trong giai đoạn này, đường MA 50 ngày vẫn nằm trên đường MA 200 ngày dài hạn.

2. Death Cross

Giai đoạn thứ hai là khi death cross thực sự xảy ra. Đây là điểm mà MA ngắn hạn cắt xuống dưới MA dài hạn, tạo ra bối cảnh giảm giá cho thị trường và các nhà giao dịch trở nên sợ hãi. Tuy nhiên, đây cũng có thể là một cơ hội tốt vì một số nhà giao dịch nhất định thường bán khống vào thời điểm này.

3. Downward Swing

Giai đoạn thứ ba và cũng là giai đoạn cuối cùng của death cross là giai đoạn đi xuống. Đây là khi hành động giá tiếp tục giảm xuống sau khi hai đường trung bình động phân kỳ. Tùy thuộc vào cấu trúc thị trường, MA ngắn hạn cũng có thể đóng vai trò là điểm kháng cự đối với tài sản.

Death Cross có đáng tin không?

Mặc dù các điểm cắt tử thần nghe có vẻ hữu ích đối với các nhà giao dịch nhưng chúng cũng có những nhược điểm nhất định. Một trong những nhược điểm đó là death cross có thể đưa tín hiệu sai. Năm 2016, death cross đã xảy ra trên thị trường và các nhà đầu tư đã chuẩn bị cho điều tồi tệ nhất. Tuy nhiên, xu hướng thị trường đã không thay đổi như mong đợi. Do đó, death cross có thể đáng tin cậy, tuy nhiên, không phải lúc nào chúng cũng diễn ra như các nhà giao dịch dự đoán.

Ưu và nhược điểm của việc phân tích các mẫu Death Cross

Giống như tất cả các chỉ báo/chiến lược giao dịch khác hiện có, điểm cắt tử thần cũng có những ưu và nhược riêng như:

Ưu điểm

  • Hoạt động như một chỉ báo về sự thay đổi xu hướng thị trường dài hạn;
  • Giúp quản lý biến động;
  • Dễ dàng phát hiện và tận dụng;

Nhược điểm

  • Đôi khi cung cấp tín hiệu sai;
  • Độ trễ chỉ báo;
  • Nên sử dụng cùng với các chỉ báo khác.

Như bạn có thể thấy, death cross có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Death cross trở thành một công cụ được sử dụng ngày càng phổ biến nhờ tỷ lệ thành công của nó trong biểu đồ Bitcoin. Death cross đã xuất hiện nhiều lần trong biểu đồ của Bitcoin. Sau mỗi lần death cross xuất hiện, giá Bitcoin đều giảm sâu. Những lần ấy, các nhà giao dịch biết điều chỉnh chiến lược giao dịch của để tận dụng lợi thế của death cross đã tránh được những sự cố giá lớn. Ngoài ra, death cross cũng được ưa thích vì dễ hiểu, dễ xác định, và dễ sử dụng.

Tuy nhiên, không có chỉ báo kỹ thuật nào là hoàn hảo. Death cross có thể là một chỉ báo tốt nhưng nó vẫn có một vài sai sót. Các nhà giao dịch kỹ thuật đôi khi gọi những sai xót đó là chỉ báo trễ vì hành động giá tự nhiên có xu hướng xảy ra trước khi điểm cắt tử thần xuất hiện.

Ví dụ về chiến lược giao dịch Death Cross?

Có một số chiến lược giao dịch và đầu tư xoay quanh các điểm cắt tử thần. Tất nhiên, kết hợp death cross với các chỉ số khác là cách sử dụng hiệu quả nhất. Dù các điểm cắt này có chính xác đến đâu thì việc giao dịch chỉ dựa trên một chỉ số là không nên.

Dưới đây là một vài ví dụ về cách bạn có thể kết hợp death cross với các chỉ báo khác để cải thiện chiến lược giao dịch của mình.

Khối lượng tăng đột biến

Khi bạn nghi ngờ rằng death cross có thể xảy ra, bạn có thể kiểm tra một chỉ báo khác — khối lượng giao dịch. Nếu khối lượng giao dịch cao khi death cross bắt đầu hình thành thì đây được chứng minh theo thống kê là tín hiệu thị trường giá xuống đáng tin cậy hơn, vì khối lượng giao dịch cao cho thấy xu hướng đảo chiều đáng kể đang đến.

Chỉ số sợ hãi

CBOE đã tạo ra một chỉ số biến động (VIX), còn được gọi là chỉ số sợ hãi, đo lường nỗi sợ hãi trên thị trường. Chỉ số này có thể đưa ra một cái nhìn sâu sắc và hữu ích về cảm giác của các nhà đầu tư tại bất kỳ thời điểm nào. Nỗi sợ hãi được coi là cao nếu điểm số của chỉ số sợ hãi trên 20. Nếu chie số này đạt đến 30 và bạn đã xác định được điểm cắt tử thần thì khả năng điều chỉnh giá sẽ tăng lên đáng kể.

Death Cross A

RSI

Chỉ báo chỉ số sức mạnh tương đối, hay RSI, là một công cụ quan trọng khác mà bạn có thể kết hợp với death cross. RSI đo lường xem một tài sản bị mua quá mức hay bán quá mức. Nếu bạn thấy tài sản bị mua quá mức và bạn xác định được điểm cắt tử thần, giá có khả năng đảo chiều.

Kiểm tra MACD

Vì các death cross phụ thuộc vào các đường trung bình động, nên MACD là công cụ bạn không thể bỏ qua. Được gọi là chỉ báo phân kỳ hội tụ trung bình động, chỉ báo MACD cho biết liệu một xu hướng đang mất đà hay tăng tốc. Chỉ báo này cũng có thể cho bạn cái nhìn sâu sắc về việc thị trường đang giảm giá hay tăng giá.

Lời kết về Death Cross trong Crypto

Phân tích kỹ thuật không đơn giản nhưng rất hữu ích. Phân tích kỹ thuật có thể giúp bạn đưa ra những dự đoán đáng tin cậy và cảnh báo bạn về những thay đổi sắp tới của thị trường. Do thị trường tiền điện tử có tính biến động rất cao, việc phát hiện các xu hướng đảo chiều là rất quan trọng.

Death cross luôn xuất hiện trước những lần giá lao dốc, song, đôi khi, death cross có thể xuất hiện nhưng giá lại không giảm. Thậm chí có những trường hợp death cross chỉ xuất hiện sau khi giá đã giảm. Tuy nhiên, bất kỳ gợi ý nào về xu hướng giảm sắp tới đều là hữu ích với các nhà giao dịch.


Câu hỏi thường gặp

Death Cross trong tiền điện tử là gì?

Death cross là tín hiệu cho thấy thị trường sắp chuyển sang xu hướng giảm. Death cross xảy ra khi đường trung bình động ngắn hạn cắt xuống dưới đường trung bình động dài hạn. Đây là một tín hiệu cho thấy giá sắp giảm.

Death Cross là tốt hay xấu?

Death cross không tốt cũng không xấu. Đó là một sự kiện thị trường mà bạn có thể xác định và sử dụng để tạo lợi thế cho mình. Khi biết điều gì sắp xảy ra, bạn có thể chuẩn bị và thực hiện các bước để đảm bảo khoản đầu tư của mình.

Death Cross có nghĩa là giá đang giảm?

Đúng vậy, death cross là tín hiệu cho thấy thị trường giá xuống đang đến gần. Tuy nhiên, đã có những trường hợp sóng giảm giá không xuất hiện sau death cross. Đây là lý do tại sao một số người tin rằng những dự đoán chính xác hoàn toàn là trùng hợp.

Death Cross kéo dài bao lâu?

Death cross đi theo hai đường - MA 200 ngày và MA 50 ngày. Vì đây đều là các khung thời gian dài hơn nên chúng không bị ảnh hưởng bởi sự biến động ngắn hạn.

Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm
Nội dung này chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin và có thể bao gồm các sản phẩm không khả dụng ở khu vực của bạn. Nội dung không nhằm mục đích cung cấp (i) lời khuyên hay đề xuất đầu tư; (ii) lời đề nghị hoặc chào mua, bán hoặc nắm giữ tài sản số, hoặc (iii) lời khuyên tài chính, kế toán, pháp lý hoặc thuế. Việc nắm giữ tài sản số, bao gồm stablecoin và NFT, có mức độ rủi ro cao và biến động lớn. Bạn nên cân nhắc kỹ xem việc giao dịch hoặc nắm giữ tài sản số có phù hợp với mình hay không (tùy theo điều kiện tài chính của bạn). Hãy tham khảo ý kiến chuyên gia pháp lý/thuế/đầu tư nếu có thắc mắc về trường hợp cụ thể của mình. Thông tin (bao gồm dữ liệu thị trường và thông tin thống kê, nếu có) xuất hiện trong bài đăng này chỉ nhằm cung cấp thông tin chung. Mặc dù đã hết sức cẩn thận khi chuẩn bị dữ liệu và biểu đồ này nhưng chúng tôi không chịu bất kỳ trách nhiệm hoặc trách nhiệm pháp lý nào đối với mọi sai sót thực tế hoặc thiếu sót được trình bày trong tài liệu này. Cả Ví OKX Web3 và Thị trường NFT trên OKX đều phải tuân theo các điều khoản dịch vụ riêng tại www.okx.com.
© 2024 OKX. Có thể sao chép hoặc phân phối toàn bộ bài viết này, hoặc dùng đoạn trích từ 100 từ trở xuống trong bài viết này, cho mục đích phi thương mại. Mọi hành vi sao chép hoặc phân phối toàn bộ bài viết đều cần nêu rõ: "Bài viết này thuộc bản quyền của © 2024 OKX và được sử dụng với sự cho phép". Các đoạn trích hợp lệ phải trích dẫn tên của bài viết và đưa phần ghi công vào, ví dụ: "Tên Bài viết, [tên tác giả nếu có], © 2024 OKX". Không được tạo tác phẩm phái sinh hay dùng bài viết này cho mục đích khác.
Mở rộng
Bài viết liên quan
Xem thêm
Xem thêm