Trang này chỉ dành cho mục đích thông tin. Một số dịch vụ và tính năng có thể không khả dụng ở khu vực pháp lý của bạn.

Hiểu các mô hình biểu đồ tiền mã hóa: Hướng dẫn lập biểu đồ và phân tích

Trong những năm gần đây, tiền mã hóa đã trở thành một trong những loại tài sản được giao dịch và đầu tư phổ biến nhất. Như với bất kỳ thị trường tài chính nào khác, tiền mã hóa tuân theo các mô hình và xu hướng. Những mô hình tiền mã hóa này có thể được phân tích để hiểu rõ hơn về biến động giá trong tương lai. Hiểu mô hình tiền mã hóa là một khía cạnh quan trọng của phân tích kỹ thuật giúp nhà giao dịch và nhà đầu tư đưa ra quyết định sáng suốt về việc mua và bán tiền mã hóa. Do đó, hiểu phân tích kỹ thuật và nắm được hành vi của thị trường sẽ rất hữu ích.

Bài viết này sẽ tập trung vào định nghĩa và những điều cơ bản về mô hình tiền mã hóa và nêu ra những gì mà nhà giao dịch nên biết.

## Mô hình biểu đồ tiền mã hóa là gì?

Mô hình biểu đồ tiền mã hóa chỉ đơn giản là các xu hướng và sự tạo hình được quan sát trên biểu đồ giá tiền mã hóa. Nhà giao dịch và nhà đầu tư có thể sử dụng các mô hình này để xác định các biến động giá tiềm năng. Bằng cách chú ý đến các mô hình biểu đồ này, nhà giao dịch có thể đưa ra quyết định sáng suốt về bước đi tiếp theo, giúp họ quyết định thời điểm mua hoặc bán tài sản.

Mô hình giá tăng báo hiệu rằng giá sắp tăng lên, trong trường hợp này, nhà giao dịch có xu hướng mua. Nếu mô hình tiền mã hóa giá giảm báo hiệu một đợt giảm giá sắp diễn ra, nhà giao dịch có xu hướng bán tài sản để kiếm lời trước khi giá giảm.

Có nhiều loại mô hình tiền mã hóa khác nhau và mỗi loại đều có những đặc điểm và ý nghĩa riêng đối với hành vi giá. Bằng cách thực hiện phân tích kỹ thuật, nhà giao dịch có thể phân tích thị trường dựa trên biến động giá trong một khoảng thời gian nhất định. Không nên nhầm lẫn [phân tích kỹ thuật]() với phân tích cơ bản, một loại phân tích khác liên quan đến tâm lý thị trường. Nói cách khác, phân tích cơ bản dự đoán hành vi của nhà giao dịch và nhà đầu tư dựa trên các sự kiện hiện tại. Trong khi phân tích kỹ thuật xử lý các tín hiệu thị trường và dữ liệu giá cả thì [phân tích cơ bản](/learn/crypto-fundamental-analysis-101) dự đoán các phản ứng do tâm lý gây ra.

## Các mô hình biểu đồ tiền mã hóa nào phổ biến nhất?

Theo thời gian, nhiều mô hình có thể xuất hiện trên biểu đồ. Nhà giao dịch có thể tìm hiểu về hình dạng và cách nhận biết các mô hình tiền mã hóa để đưa ra quyết định giao dịch sáng suốt hơn. Một số mô hình phổ biến nhất bao gồm:

### Cốc và Tay cầm (Cup and Handle)

Mô hình biểu đồ giao dịch đầu tiên chúng tôi muốn nhắc đến được gọi là mô hình cốc và tay cầm. Đây là tín hiệu tăng giá, thường chỉ ra rằng giá sẽ có xu hướng tăng lên. Mô hình này được đặt tên theo hình dạng của nó, giống như một chiếc cốc có tay cầm.

![Cup](//images.ctfassets.net/4nqoo8goeymu/4PjweCxhVKZI5iBTPI9QbR/4fd04ac8835902803086de1180cf8dae/Cup.png)

Mô hình cốc và tay cầm bắt đầu với sự hình thành một cái cốc, hoặc hình chữ “U”, thường xuất hiện trong các giai đoạn hợp nhất của thị trường. Khi cốc đã hình thành, giá có xu hướng hình thành một tay cầm. Như bạn có thể thấy ở hình trên, để tay cầm hình thành, giá của tài sản phải giảm xuống. Tuy nhiên, đây chỉ là mức giảm tạm thời. Khi tay cầm hình thành đầy đủ, giá thường tăng lên và tiếp tục xu hướng tăng trước đó.

### Nêm (Wedge)

Tiếp theo, chúng ta có mô hình tiền mã hóa được gọi là nêm. Có thể có 2 loại mô hình nêm - nêm tăng và nêm giảm.

[Nêm tăng](/learn/ascending-wedge-pattern-guide) thường là tín hiệu giảm giá, thường được hình thành bởi hai đường xu hướng hội tụ dốc lên. Đường xu hướng phía trên dốc hơn đường xu hướng phía dưới. Mô hình này dẫn dễ bị nhầm với tam giác tăng dần vì cả hai trông khá giống nhau. Sự khác biệt là mô hình nêm tăng có các đường dốc theo cùng một hướng.

Ngược lại, chúng ta có mô hình nêm giảm. Mô hình biểu đồ tăng giá này được hình thành khi hai đường xu hướng hội tụ dốc xuống. Đường xu hướng phía dưới có độ dốc lớn hơn. Mô hình này được gọi là mô hình đảo chiều tăng giá, trông tương tự mô hình tam giác giảm dần, ngoại trừ đường trên và đường dưới dốc theo cùng một hướng.

![Wedges](//images.ctfassets.net/4nqoo8goeymu/4ShUrHA53H2SXSBlNKV9gG/9cb309bc5ae0bbfef2ee15f607a4a64c/Wedges.jpg)

### Đầu và Vai (Head and Shoulders)

Tiếp theo là một trong những mô hình giao dịch phổ biến nhất, đầu và vai. Đây là một trong những mô hình đảo ngược xu hướng đáng tin cậy nhất trong phân tích kỹ thuật. Mô hình này đã được quan sát trong ngành công nghiệp tiền mã hóa trong nhiều năm và khá đáng tin cậy cho việc dự đoán biến động giá.

Mô hình đầu và vai rất dễ nhận ra vì nó có 3 đỉnh. Đỉnh ở giữa cao nhất, tạo thành “đầu”, và hai đỉnh thấp hơn tạo thành hai “vai”. Mô hình giảm giá này cho thấy thị trường đang trong xu hướng giảm và giá có thể tiếp tục giảm.

Cần lưu ý là 3 đỉnh phải có chiều cao tương đối giống nhau Đỉnh ở giữa cao hơn một chút so với hai đỉnh còn lại, tuy nhiên, các đỉnh “vai” phải có chiều cao rất giống nhau. Càng đối xứng thì mô hình càng hoàn hảo. Sau khi xác định được mô hình này, nhà giao dịch có thể bắt đầu sử dụng nó để đưa ra dự đoán của mình.

### Tam giác Tăng dần và Giảm dần (Ascending and Descending triangle)

Tam giác tăng dần và giảm dần là hai mô hình ngày càng phổ biến trong thị trường tiền mã hóa.

![Triangle](//images.ctfassets.net/4nqoo8goeymu/6aTFEYY9ieO64xo4HXVVLW/555dee5deb12e868159dc50e442b2c1f/Triangle.png)

Tam giác tăng dần là một mô hình đảo chiều tăng giá được hình thành bởi đường kháng cự ngang và đường xu hướng tăng. Hai đường này hội tụ để tạo thành một hình tam giác hướng lên trên. Mô hình này xuất hiện khi giá của một tài sản liên tục dao động quanh mức kháng cự ngang nhưng không phá vỡ được mức này, báo hiệu rằng áp lực mua đang tăng lên và có thể có sự phá vỡ trên thị trường.

Tình huống ngược lại tạo thành một tam giác giảm dần. Trong mô hình này, một đường hỗ trợ nằm ngang và một đường xu hướng giảm hội tụ để tạo thành một tam giác hướng xuống dưới. Giá lúc này liên tục dao động quanh đường hỗ trợ ngang và cũng không thể phá vỡ xu hướng. Mô hình tiền mã hóa này được xác nhận khi giá phá vỡ dưới đường hỗ trợ. Đây là tín hiệu giảm giá và nhà đầu tư có thể kỳ vọng giá sẽ bắt đầu giảm trong thời gian tới.

### Đỉnh đôi và Đỉnh ba (Double và Triple Top)

Tiếp theo là mô hình biểu đồ giao dịch đỉnh đôi và đỉnh ba.

Mô hình đỉnh đôi là một mô hình đảo chiều giảm giá xuất hiện khi giá tiền mã hóa đạt đến mức cao mới, giảm nhẹ, sau đó tiếp tục dao động quanh mức cao mà nó vừa thiết lập. Tuy nhiên, đợt tăng thứ hai này thường không thể phá vỡ mức cao trước đó và giá bắt đầu giảm, gợi ý rằng phe bò không thể đẩy giá lên lần thứ hai.

![Top Bit](//images.ctfassets.net/4nqoo8goeymu/1GqXEwr9MZ9J6ZGFEBV1p1/ee0f052bec6e937e2abeab3fa406de1d/Top-Bit.png)

Mô hình đỉnh ba hoạt động giống mô hình đỉnh đôi, chỉ khác ở chỗ giá tăng và giảm ba lần trước khi phá vỡ mức hỗ trợ. Đây là một mô hình giảm giá khác, cho thấy phe bò đã kiệt sức và giảm giá sắp xảy ra.

![Top](//images.ctfassets.net/4nqoo8goeymu/CTFn4czdVrNGRK3laLNbe/2183142bf16e1daa67f783e9683b2dbd/Top.png)

### Đáy đôi (Double bottom)

Mô hình đáy đôi là mô hình tăng giá được tạo ra bởi hai đáy liên tiếp bằng nhau về giá. Tuy nhiên, hai đáy này được ngăn cách bởi một đỉnh xuất hiện ở giữa.

![Double](//images.ctfassets.net/4nqoo8goeymu/Pj2RcegLLYhkSr8UhNxWT/a9fa49d243760f892021701002e857f3/Double.jpg)

Mô hình này xuất hiện khi giá của một tài sản đạt đến mức thấp nhất, sau đó tăng lên để tạo đỉnh, sau đó lại giảm xuống mức thấp ban đầu. Mô hình đáy đôi cho thấy áp lực bán đã hết. Do đó, áp lực mua tăng lên và dự kiến sẽ có sự phá vỡ theo hướng tăng giá.

## Biểu đồ rất quan trọng đối với nhà giao dịch tiền mã hóa

Hiểu các mô hình tiền mã hóa là một kỹ năng cần thiết cho bất kỳ ai muốn [giao dịch tiền mã hóa](/markets/prices). Dù không có gì đảm bảo rằng các mô hình sẽ tự lặp lại nhưng phân tích kỹ thuật vẫn có thể giúp nhà giao dịch hiểu được thị trường, từ đó nắm được những gì có thể kỳ vọng để đưa ra quyết định sáng suốt hơn. Nếu thị trường bị gián đoạn và ngừng theo mô hình, nhà giao dịch phải phản ứng và thích nghi. Tuy nhiên, biết cách đọc biểu đồ và nhận biết các mô hình sẽ giúp nhà giao dịch biết bắt đầu từ đâu.

---

## Câu hỏi thường gặp

### Có mô hình tiền mã hóa nào không?

Có, biểu đồ tiền mã hóa có chứa nhiều mô hình tiền mã hóa khác nhau, báo hiệu hành vi thị trường sắp tới tích cực và tiêu cực tùy thuộc vào mô hình.

### Mô hình tiền mã hóa 3 đỉnh là gì?

Mô hình tiền mã hóa 3 đỉnh, còn được gọi là Mô hình đỉnh ba, là mô hình đảo chiều giảm giá. Mô hình này tương tự như mô hình đỉnh đôi, chỉ khác là nó có 3 đỉnh thay vì 2 đỉnh và xảy ra khi giá chạm ngưỡng kháng cự 3 lần trước khi phá vỡ mức hỗ trợ.

### Các mô hình giao dịch có áp dụng cho tiền mã hóa không?

Có, các mô hình giao dịch có thể áp dụng cho tiền mã hóa, tương tự như ở thị trường tài chính truyền thống. Trên thực tế, các mô hình giao dịch rất cần thiết trong việc tạo phân tích kỹ thuật - một trong những công cụ cơ bản mà nhà giao dịch tiền mã hóa sử dụng.

### Đọc mô hình tiền mã hóa như thế nào?

Đọc các mô hình tiền mã hóa liên quan đến việc phân tích biểu đồ giá và xác định xu hướng cũng như mô hình. Điều này được thực hiện thông qua phân tích kỹ thuật.

Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm
Nội dung này chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin và có thể bao gồm các sản phẩm không khả dụng ở khu vực của bạn. Nội dung không nhằm mục đích cung cấp (i) lời khuyên hay đề xuất đầu tư; (ii) lời đề nghị hoặc chào mua, bán hoặc nắm giữ tài sản số, hoặc (iii) lời khuyên tài chính, kế toán, pháp lý hoặc thuế. Việc nắm giữ tài sản số, bao gồm stablecoin và NFT, có mức độ rủi ro cao và biến động lớn. Bạn nên cân nhắc kỹ xem việc giao dịch hoặc nắm giữ tài sản số có phù hợp với mình hay không (tùy theo điều kiện tài chính của bạn). Hãy tham khảo ý kiến chuyên gia pháp lý/thuế/đầu tư nếu có thắc mắc về trường hợp cụ thể của mình. Thông tin (bao gồm dữ liệu thị trường và thông tin thống kê, nếu có) xuất hiện trong bài đăng này chỉ nhằm cung cấp thông tin chung. Mặc dù đã hết sức cẩn thận khi chuẩn bị dữ liệu và biểu đồ này nhưng chúng tôi không chịu bất kỳ trách nhiệm hoặc trách nhiệm pháp lý nào đối với mọi sai sót thực tế hoặc thiếu sót được trình bày trong tài liệu này. Cả Ví OKX Web3 và Thị trường NFT trên OKX đều phải tuân theo các điều khoản dịch vụ riêng tại www.okx.com.
© 2024 OKX. Có thể sao chép hoặc phân phối toàn bộ bài viết này, hoặc dùng đoạn trích từ 100 từ trở xuống trong bài viết này, cho mục đích phi thương mại. Mọi hành vi sao chép hoặc phân phối toàn bộ bài viết đều cần nêu rõ: "Bài viết này thuộc bản quyền của © 2024 OKX và được sử dụng với sự cho phép". Các đoạn trích hợp lệ phải trích dẫn tên của bài viết và đưa phần ghi công vào, ví dụ: "Tên Bài viết, [tên tác giả nếu có], © 2024 OKX". Không được tạo tác phẩm phái sinh hay dùng bài viết này cho mục đích khác.
Mở rộng
Bài viết liên quan
Xem thêm
Xem thêm