Ethereum Hoạt Động Như Thế Nào?
Ethereum (ETH) là loại tiền điện tử lớn thứ hai tính theo vốn hóa thị trường. Đây là vị trí mà ETH đã chiếm giữ trong nhiều năm. Hầu hết mọi người đều coi đây là dự án tiền điện tử quan trọng thứ hai từng được tạo ra. Trong khi Bitcoin (BTC) giữ vị trí hàng đầu vì đã bắt đầu ngành công nghiệp tiền điện tử, Ethereum đã biến ngành công nghiệp này thành như ngày nay.
Bài viết này sẽ đi sâu khám phá Ethereum, lịch sử, sản phẩm và mục đích của loại tiền điện tử này, đồng thời giải thích cách thức hoạt động cũng như những ưu điểm và nhược điểm của Ethereum. Hy vọng rằng sau bài viết này bạn sẽ biết chính xác tại sao Ethereum lại là một dự án quan trọng như vậy đối với ngành công nghiệp tiền điện tử.
Ethereum là gì?
Ethereum là một nền tảng blockchain phi tập trung cho phép người dùng chuyển tiền kỹ thuật số. Tuy nhiên, đây mới chỉ là bề nổi về khả năng của dự án này. Ethereum đã cách mạng hóa ngành công nghiệp tiền điện tử bằng cách cho phép người dùng triển khai code, cho phép tạo ra các hợp đồng thông minh và vô số ứng dụng phi tập trung (DApp) được xây dựng trên mạng của Ethereum. Tính linh hoạt của Ethereum cho phép tạo ra các chương trình tinh vi, tất cả đều chạy trên mạng phân tán.
Tuy nhiên, hợp đồng thông minh và DApps chỉ là bước đầu tiên. Sự phát triển của blockchain Ethereum và các sản phẩm của blockchain này vẫn đang tiếp tục, dẫn đến sự phát triển của nhiều thứ khác mà chúng ta sẽ sớm thảo luận dưới đây.
Lịch sử Ethereum
Một nhóm các nhà phát triển đã tạo ra Ethereum, nổi bật nhất trong số họ là Vitalik Buterin. Buterin đã viết whitepaper của Ethereum vào năm 2013, phác thảo các khái niệm chính và chi tiết kỹ thuật. Cuối cùng, dự án đã ra mắt vào năm 2015 là kết quả của nỗ lực hợp tác liên quan đến nhiều cá nhân. Ngoài Buterin, những người tham gia khác là Gavin Wood và Joseph Lubin. Wood cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc thiết kế Máy ảo Ethereum (EVM). Còn Lubin sau đó đã thành lập công ty công nghệ phần mềm blockchain ConsenSys.
Thuật toán đồng thuận của Ethereum ban đầu là Proof of Work (PoW). Điều này có nghĩa là người dùng có thể tham gia khai thác Ethereum. Khai thác là cần thiết để xử lý các giao dịch Ethereum. Tuy nhiên, do những hạn chế của thuật toán, Ethereum nhận ra rằng cần phải áp dụng một thuật toán mới. Những hạn chế này khiến mạng của Ethereum không thể mở rộng quy mô và khi số lượng giao dịch Ethereum tăng lên thì phí gas cũng tăng theo.
Phí gas Ethereum là phí mà mọi người phải trả bất cứ khi nào thực hiện giao dịch. Tuy nhiên, để làm cho giao dịch của mình hấp dẫn hơn đối với những người khai thác, người dùng bắt đầu trả nhiều tiền hơn. Những người khai thác sẽ chọn các giao dịch có khoản thanh toán lớn hơn trước, vì vậy bạn càng trả nhiều tiền, thời gian chờ càng ngắn.
Theo thời gian, phí gas Ethereum thường cao hơn số tiền được giao dịch. Đây là một trong những vấn đề chính của mạng Ethereum. Đó cũng là nguyên nhân dẫn đến sự ra mắt của một số dự án tương tự. Mỗi dự án trong số này đều tìm cách thay thế Ethereum và trở thành "kẻ hủy diệt Ethereum". Tuy nhiên, sự đóng góp và bản chất đổi mới của Ethereum không bao giờ bị lãng quên. Đây là lý do tại sao Ethereum vẫn đứng đầu trong khi các nhà phát triển Ethereum đang tiếp tục làm việc để thay thế thuật toán đồng thuận.
Việc thay đổi cơ chế này cuối cùng đã xảy ra vào cuối năm 2022 khi Ethereum chuyển thành công sang cơ chế đồng thuận Proof of Stake (PoS). Đây là thuật toán đồng thuận của Ethereum hiện tại, và Proof of Work cuối cùng cũng đã bị gỡ bỏ khỏi mạng Ethereum.
Ethereum làm gì?
Nói một cách đơn giản, Ethereum là một nền tảng phát triển dựa trên blockchain. Do đó, Ethereum cho phép người dùng tạo các sản phẩm blockchain khác nhau, bao gồm cả hợp đồng thông minh. Hợp đồng thông minh là bước đầu tiên trong việc tạo ra tất cả các sản phẩm khác. Bạn có thể tạo một ứng dụng bằng cách thiết lập một số hợp đồng thông minh và để tất cả chúng hoạt động cùng nhau.
Tất cả công việc được thực hiện bởi các hợp đồng thông minh, các hợp đồng này tự thực hiện khi các điều khoản của chúng được đáp ứng. Ngoài các hợp đồng thông minh, Ethereum đã tạo ra các sản phẩm sau:
- Ứng dụng phi tập trung (DApps) — DApps là các ứng dụng phi tập trung có thể phục vụ bất kỳ mục đích nào mà các ứng dụng truyền thống có thể làm được. Điểm khác biệt và lợi thế lớn nhất của chúng là chúng được phi tập trung hóa. Không có cơ quan trung ương nào kiếm soát các ứng dụng này và các ứng dụng này thiên về quyền riêng tư hơn.
- Tài chính phi tập trung (DeFi) — DeFi là tên gọi chung của một dự án tiền điện tử cung cấp dịch vụ ngân hàng phi tập trung. Các dự án DeFi là cách để người dùng kiếm thu nhập thụ động bằng cách cho vay phi tập trung, đặt cược, khai thác năng suất, khai thác thanh khoản, v.v.
- NFT — Các NFT là duy nhất và có thể hoán đổi cho nhau. Với Ethereum, bạn có thể thay thế Ethereum này bằng Ethereum khác mà không có sự khác biệt về giá trị của chúng, nhưng bạn sẽ không thể làm vậy với NFT. Mỗi NFT được gắn với một vật phẩm kỹ thuật số hoặc vật lý duy nhất có giá trị nhất định. NFT đã tìm được đường vào game, các bộ sưu tập, bất động sản, tác phẩm nghệ thuật, v.v. Sở hữu NFT cũng chính là sở hữu những tài sản đó.
- Sàn giao dịch phi tập trung (DEX) — Sàn giao dịch phi tập trung nổi lên như một giải pháp thay thế cho các nền tảng tập trung. Các sàn này có một số lợi thế, chẳng hạn như không yêu cầu bạn gửi tài sản của mình vào nền tảng của sàn. Bằng cách đó, bạn luôn kiểm soát được tiền của mình. Các sàn giao dịch phi tập trung cũng thường có mức phí sử dụng rẻ hơn và có thể hoàn thành giao dịch hoán đổi của bạn ngay lập tức.
- Các token Ethereum — các token Ethereum không phải là ETH — đồng tiền gốc của dự án. Thay vào đó, thuật ngữ này đề cập đến tiền điện tử được khởi chạy trên mạng của Ethereum. Các dự án khác sử dụng nền tảng của Ethereum làm công nghệ cơ bản. Đó là lí do vì sao tiền của các dự án này được gọi là token thay vì coin. Coin là loại tiền điện tử cung cấp năng lượng cho toàn bộ nền tảng. Token là một loại tiền điện tử riêng biệt chạy trên nền tảng đó.
- Metaverse — Metaverse là một thế giới kỹ thuật số chạy trên công nghệ blockchain. Đó là một thực tế ảo sử dụng NFT và tiền điện tử làm phương thức thanh toán. Metaverse cung cấp không gian ảo mà người dùng có thể mua, sở hữu và sử dụng theo nhiều cách như phát triển phần mềm và trò chơi, điều hành doanh nghiệp, tổ chức các sự kiện ảo, v.v.
Ethereum hoạt động như thế nào?
Người dùng điều hành mạng được gọi là các nút Ethereum, thay thế các máy chủ tập trung. Để xâm phạm mạng, tin tặc sẽ phải hack 51% hệ thống máy tính bảo vệ mạng.
Đây cũng là điều làm cho mạng Ethereum trở nên phi tập trung và miễn nhiễm với các cuộc tấn công. Hacker chỉ có thể làm sập mạng nếu hack hàng nghìn máy tính riêng biệt cùng một lúc.
Mạng Ethereum là một hệ thống phi tập trung chạy một máy tính được gọi là Máy ảo Ethereum. Mỗi nút trên toàn thế giới có một bản sao của máy tính này. Để bất kỳ thay đổi hoặc tương tác nào trở thành sự thật, trước tiên nó phải được xác minh. Sau đó, thuật toán sẽ tự động cập nhật từng bản sao. Tuy nhiên, điều này chỉ xảy ra sau khi thay đổi đã được xác minh. Những thay đổi chưa được xác minh sẽ bị loại bỏ.
Tương tác mạng được gọi là giao dịch Ethereum. Tất cả chúng đều được xử lý và lưu trữ trong các khối của blockchain Ethereum. Các giao dịch được công khai và bất kỳ ai cũng có thể xem chúng bằng các trình khám phá khối như Etherscan. Vì ý tưởng là sử dụng ETH làm token tiện ích thay vì token giá trị nên nó không có nguồn cung giới hạn.
Để tương tác với Ethereum, trước tiên người dùng phải nhận được một số tiền của mạng. Những đồng tiền này có thể được lưu trữ trong ví tương thích với Ethereum. Cũng cần lưu ý rằng bất kỳ tương tác nào trên mạng Ethereum đều đi kèm với phí gas. Các khoản phí này phải được thanh toán để xử lý giao dịch của bạn, bất kể quy mô.
Ưu và nhược điểm của Ethereum
Giống như mọi dự án tiền điện tử, Ethereum cũng có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Rất nhiều lỗi của Ethereum đã được loại bỏ bằng cách chuyển sang PoS, chẳng hạn như các vấn đề về khả năng mở rộng và phí cao. Tuy nhiên, ngay cả vậy, một số vấn đề vẫn còn tồn tại. May mắn thay, có nhiều ưu điểm hơn để bù đắp cho những vấn đề này.
Ưu điểm:
- Phi tập trung hóa
- Kháng kiểm duyệt
- An ninh mạng tuyệt vời
- Tự động hóa các nhiệm vụ và hành động thông qua hợp đồng thông minh
- Truy cập vào dApps, các giao thức DeFi, NFT
- Được hỗ trợ bởi nhiều ví Ethereum
- Khuyến khích người dùng chạy các nút Ethereum
- Kiếm phần thưởng từ staking
- Nguy cơ thất bại cực thấp
Nhược điểm:
- Phát triển dự án trên Ethereum rất tốn kém
- Lỗ hổng hợp đồng thông minh
- Sự không chắc chắn về quy định
- Khó khăn trong cập nhật
Tầm quan trọng của Ethereum
Ethereum là một trong những dự án quan trọng nhất của ngành công nghiệp tiền điện tử. Ethereum chịu trách nhiệm về các tiện ích của ngành công nghiệp tiền điện tử mà chúng ta biết ngày nay. Do đó, Ethereum cũng là nguồn gốc của sự tăng trưởng và phát triển vượt bậc của tiền điện tử trong những năm qua.
Đây là lý do tại sao việc tìm hiểu cách Ethereum hoạt động và những gì Ethereum có thể làm là điều cần thiết. Với việc nâng cấp lên PoS, Ethereum 2.0 cuối cùng đã xuất hiện. Giờ đây, Ethereum có thể tự do tiếp tục quá trình phát triển của mình và thậm chí có thể phát minh ra nhiều sản phẩm hơn nữa.
Câu hỏi thường gặp
Làm thế nào để giải thích về Ethereum cho người mới bắt đầu?
Ethereum là một nền tảng phát triển dựa trên blockchain. Nó có thể ghi mã, cho phép tạo ra các ứng dụng và phần mềm phức tạp. Etherem được cung cấp năng lượng bởi tiền điện tử gốc của nền tảng, Ether (ETH).
Ethereum sử dụng cơ chế đồng thuận nào?
Sau khi nâng cấp lên Ethereum 2.0, Ethereum đã chuyển sang Proof of Stake. Trước đó, giống như Bitcoin, Dogecoin, Litecoin và nhiều loại tiền điện tử khác, Ethereum sử dụng cơ chế đồng thận Proof of Work.
Ethereum hoạt động như thế nào so với Bitcoin?
Bitcoin sử dụng thuật toán đồng thuận có tên là Proof of Work, yêu cầu người dùng đóng góp sức mạnh tính toán. Các tài nguyên được cung cấp sau đó được sử dụng để giải các phương trình toán học phức tạp nhằm xử lý các giao dịch và khai thác BTC mới. Ethereum yêu cầu người dùng đóng góp token và trở thành người xác thực giám sát quá trình xử lý giao dịch.
Ai kiểm soát Ethereum?
Ethereum được phi tập trung hóa, có nghĩa là không có cơ quan trung ương nào kiếm soát Ethereum. Các nhà phát triển tạo ra các bản nâng cấp mới cho Ethereum, nhưng cộng đồng mới là người điều hành Ethereum. Tất cả các quyết định được thực hiện thông qua bỏ phiếu trong một nền dân chủ thực sự.
© 2024 OKX. Có thể sao chép hoặc phân phối toàn bộ bài viết này, hoặc dùng đoạn trích từ 100 từ trở xuống trong bài viết này, cho mục đích phi thương mại. Mọi hành vi sao chép hoặc phân phối toàn bộ bài viết đều cần nêu rõ: "Bài viết này thuộc bản quyền của © 2024 OKX và được sử dụng với sự cho phép". Các đoạn trích hợp lệ phải trích dẫn tên của bài viết và đưa phần ghi công vào, ví dụ: "Tên Bài viết, [tên tác giả nếu có], © 2024 OKX". Không được tạo tác phẩm phái sinh hay dùng bài viết này cho mục đích khác.